Giới thiệu công ty

Ảnh của tôi
Hồ Chí Minh, 334 lý thái tổ, phường 1, quận 3, TP.Hồ Chí Minh, Vietnam
Dong Hanh Viet Saigon Travel thường xuyên tổ chức các chương trình du lịch trong nước: Miền Bắc,Miền Trung,Miền Nam,Miền Tây,Tây Nguyên và các chương trình du lịch nước ngoài: Du Lịch Thái Lan,Du Lịch Singapore,Du Lịch Malaysia,Du Lịch LàoDu Lịch Indonesia,Du Lịch Úc…với các điểm đến ấn tượng và đặc sắc: Các Điểm Đến HOT Du Lịch Phú Quốc, Du Lịch Côn Đảo, Du Lịch Cần Thơ, Du Lịch Nha Trang, Du Lịch Phan Thiết,Du Lịch Đà Lạt, Du Lịch Quy Nhơn, Du Lịch Đà Nẵng,Du Lịch Hội An, Du Lịch Huế, Du Lịch Hạ Long, Du Lịch Cát Bà, Du Lịch Sapa. Đặc biệt là tour biển đảo. Trong tháng 2 - tháng 3 năm 2013 là chương trình hành hương 10 cảnh chùa và làm công tác xã hội mang lại nhiều ý nghĩa. Quý Khách liên hệ: 0919 80 77 33 - Email:tiendatgiamdocdonghanhviet@gmail.com - tiendat@phanthiet.cc www.donghanhviet.net – www.phanthiet.cc
Hỗ Trợ Trực Tuyến
 tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Trung Tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh An Giang

Nơi nuôi dưỡng các cụ già neo đơn, tâm thần
I. Giám đốc:  Phan Văn Tuấn
II. Các Phó Giám đốc: 1.  Nguyễn Anh Dũng
                                      2.  Hồ Trường Ngọc Sang


III. Chức năng, nhiệm  vụ:
1. Vị trí, chức năng:
- Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh An Giang trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang có chức năng tiếp nhận, nuôi dưỡng các đối tượng:

+ Người già cô đơn không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống;
+ Người già có gia đình quá nghèo khó không có khả năng nuôi dưỡng;
+ Người già có gia đình nhưng tự nguyện vào trung tâm để được chăm sóc, nuôi dưỡng(hoạt động dịch vụ dưỡng lão tự nguyện);
+Trẻ em mồ côi không người nuôi dưỡng, trẻ em bị bỏ rơi;
+ Đối tượng lang thang ăn xin. 
Tổ chức dạy nghề cho các đối tượng còn sức lao động phù hợp với khả năng, năng lực của từng đối tượng, tạo điều kiện cho họ hòa nhập, tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường xã hội ngày càng tốt hơn, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, giảm dần các tệ nạn xã hội.
- Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh An Giang là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài chính theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 25/4/2010 của Chính Phủ, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. 

2.  Nhiệm vụ:
2.1. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho các đối tượng xã hội.
- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, dịch vụ y tế, trang bị dụng cụ y tế, thuốc điều trị và phục hồi chức năng phù hợp.
- Tổ chức học văn hóa, học nghề, bảo đảm cho trẻ em đang nuôi dưỡng được học văn hóa trong các trường phổ thông công lập, dân lập, các Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tại cơ sở bảo trợ xã hội; việc học nghề thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội .
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, trang bị tủ sách, phòng đọc; cung cấp sách, báo, tạp chí, tivi để đáp ứng nhu cầu về giải trí và thông tin cho các đối tượng; hàng tuần tổ chức hoạt động sinh hoạt văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với sức khỏe cho từng đối tượng.
- Nuôi dưỡng, bảo đảm chất lượng các bữa ăn hàng ngày cho các đối tượng được nuôi dưỡng. Ngoài chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, Trung tâm Bảo trợ xã hội huy động sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng và tổ chức lao động tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cho đối tượng.
2.2. Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP bao gồm: 
- Tư vấn, tham vấn để giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ cá nhân, các nhóm đối tượng, trợ giúp tiếp cận các dịch vụ xã hội; tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi để tìm ra khó khăn và cách thức giải quyết khó khăn xây dựng mối quan hệ hài hòa, đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau; trợ giúp về ăn, ở, khám, chữa bệnh và học tập; trợ giúp học nghề, tìm việc làm, nâng cao thu nhập và vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần;
- Nâng cao năng lực cho cán bộ công tác xã hội ở cộng đồng, thành viên các gia đình để họ tự giải quyết các vấn đề phát sinh, vượt qua hoàn cảnh khó khăn;
- Tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thông qua các chương trình, dự án; tổ chức thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân, người cao tuổi, người tàn tật và trẻ em, thúc đẩy cộng đồng phát triển.
- Trung tâm định kỳ hàng tuần, hằng tháng có các buổi sinh hoạt giao lưu nhiều chủ đề  với các đối tượng.
- Trong thời gian ở tại Trung tâm, các đối tượng được liên lạc với người thân, với người bảo trợ khi cần thiết.

2.3. Thực hiện hoạt động dịch vụ có thu :
- Tổ chức tiếp nhận nuôi dưỡng đối tượng người già tham gia “dưỡng lão tự nguyện” đáp ứng nguyện vọng của những người già có nhu cầu vào sống tại trung tâm hoặc gia đình không có điều kiện nuôi dưỡng có nhu cầu gửi gấm thân nhân là người cao tuổi.
- Tạo môi trường sinh hoạt phù hợp, động viên chia sẻ, chăm sóc bảo vệ, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh...cho người già sống tự nguyện tại trung tâm.
- Tổ chức tuyên truyền cho mọi người dân hiểu về mô hình nhiệm vụ “ dưỡng lão tự nguyện” là hoạt động từ thiện, nhân ái, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người cao tuổi.
Từng bước đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cải tiến chất lượng dịch vụ hướng đến mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc người cao tuổi của gia đình, xã hội, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cán bộ, công nhân viên chức tại Trung tâm.  


IV. Tổ chức bộ máy các phòng, đội nghiệp vụ (có 5 Phòngchuyên môn và Đội nghiệp vụ)

:


1. Phòng Tổ chức-Hành chánh-Kế toán, có nhiệm vụ: 
- Thực hiện trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại đối tượng để có biện pháp hỗ trợ theo quy định.
- Đề xuất, xây dựng chương trình kế hoạch công tác, theo dõi các hoạt động của cơ quan, tổng hợp báo cáo theo quy định của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tốt công tác thông tin nội bộ cơ quan. Tiếp nhận công văn, xử lý tài liệu phân loại trình Giám đốc Trung tâm hoặc người uỷ quyền xử lý. Thực hiện tốt công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ đối tượng và phát hành các loại công văn theo đúng quy định của pháp luật.
- Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác tổ chức cán bộ, điều động, tiếp nhận, tuyển dụng đề bạt, đào tào bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện chính sách đối với cán bộ viên chức và người lao động ở Trung tâm.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch và phát động, hướng dẫn các phong trào thi đua, theo dõi và tham mưu sơ, tổng kết, đề xuất khen thưởng theo qui định.
- Quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, thực hiện các chế độ về tài chính theo đúng quy định của nhà nước, thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội. Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh phí, dự toán các nguồn kinh phí hàng năm của trung tâm. 
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Tham gia thẩm định mua sắm, sửa chữa tài sản, phương tiện và phối hợp kiểm kê hàng năm đối với tài sản, phương tiện của cơ quan.
- Chủ trì phối hợp xây dựng và tham mưu tổ chức thực hiện qui chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm. 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm.

2. Phòng Y tế-Chăm sóc sức khỏe, có nhiệm vụ: 
- Phối hợp với ngành y tế khám sức khoẻ cho đối tượng mới vào Trung tâm để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và lập hồ sơ ban đầu, tổ chức chữa trị theo phác đồ của ngành y tế; phục hồi sức khỏe cho từng loại đối tượng đúng theo quy định của Pháp luật; giúp đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần có đủ điều kiện tái hoà nhập cộng đồng.
- Tổ chức chăm sóc sức khoẻ các đối tượng , hướng dẫn phòng bệnh và điều trị. Nếu vượt quá khả năng điều trị thì chuyển lên tuyến trên và phân công người theo dõi chăm sóc.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, thực hiện tuyên truyền về tác hại của ma tuý, mại dâm, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh xã hội khác.
- Giữ gìn bảo quản tốt thuốc điều trị, dụng cụ và trang thiết bị y tế, xuất nhập thuốc đúng theo quy định.
- Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng ở đối tượng, nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt.

3. Phòng Tư vấn Giáo dục-Dạy nghề, có nhiệm vụ: 
- Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm trong việc phân loại đối tượng mới đưa vào để giải quyết đúng theo quy định.
- Tổ chức công tác tuyên truyền vận động, truyền thông về các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Mở các lớp dạy nghề gắn với lao động sản xuất, phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính theo nguyện vọng của các đối tượng.
 Tổ chức cho đối tượng hoà nhập về cộng đồng khi có đủ điều kiện.

4. Phòng Nuôi dưỡng, có nhiệm vụ: 
- Theo dõi đầu vào, đầu ra của đối tượng nuôi dưỡng tập trung. Tham mưu Lãnh đạo Trung tâm tổ chức thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng; bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho đối tượng.
-  Phối hợp với các phòng chuyên môn của Trung tâm tổ chức thực hiện các dự án chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 
- Phối hợp với phòng Y tế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Trung tâm giao.

5. Đội Bảo vệ, có nhiệm vụ:
- Bảo vệ, quản lý chặt chẽ đối tượng ở trung tâm, nhất là những đối tượng tập trung bắt buộc. 
- Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân, Công an và các lực lượng chức năng ở địa phương để đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và quản lý tốt tài sản Trung tâm. 
- Tổ chức tiếp nhận đối tượng, lập lịch trực bảo vệ theo ca; quản lý chặt chẽ các đối tượng ra vào trung tâm; quản lý giờ giấc lao động, học tập, ăn nghỉ; xây dựng, tổ chức các phương án, kế hoạch bảo vệ cơ quan.
- Sử dụng và bảo quản công cụ hỗ trợ để bảo vệ trung tâm theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc cán bộ viên chức, nhân viên thực hiện nội qui, qui chế của Trung tâm.
2/2/2012
Dzoãn Tiến Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này

BlogUpp!